Quy ước đặt tên Danh_sách_Hoàng_đế_Nhà_Hán

Tên gọi Hoàng đế

Hán Cao Tổ Lưu Bang (256 TCN195 TCN), lãnh đạo thống nhất Trung Quốc, thành lập Nhà Hán.

Thời cổ Trung Quốc hay còn gọi là thời Vương quốc, với Nhà Hạ (thế kỷ 21 – thế kỷ 16 TCN), Nhà Thương (thế kỷ 17 – thế kỷ 11 TCN), Nhà Chu (thế kỷ 11 – 256 TCN), khi mà các vị vua dùng tước hiệu Vương (王. Wáng).[8] Từ thời Nhà Chu, các vị vua bắt đầu được gọi là Thiên tử (天子. Tiānzǐ).[8] Đến năm 221 TCN, Tần Vương Doanh Chính đã chinh phục và thống nhất tất cả các nước chư hầu Chiến Quốc, lập nên Đại Tần (221 TCN – 206 TCN). Để nâng mình lên trên các vị vua cũ của Nhà Thương và Nhà Chu, Doanh Chính đã quyết định đặt ra tước hiệu mới: Hoàng đế (皇帝. Huángdì) và trở thành Hoàng đế đầu tiên trong lịch sử Trung Quốc, tức Tần Thủy Hoàng. Tước hiệu Hoàng đế đã được tạo ra bằng cách kết hợp tước hiệu Tam Hoàng Ngũ Đế (三皇五帝), nguồn gốc từ thần thoại Trung Quốc.[9] Tước hiệu này từ đó về sau được các nhà cai trị Trung Quốc sử dụng liên tiếp theo các triều đại cho đến khi triều đại Nhà Thanh sụp đổ vào năm 1911.[10]

Thụy hiệu, miếu hiệu và niên hiệu

Từ thời Nhà Thương (thế kỷ 17 – thế kỷ 11 TCN) cho đến Nhà Tùy (581 – 618), các nhà cai trị triều đình Trung ương được gọi bằng tên thụy hiệu, ghi chép trong lịch sử và các bản viết như Nhị thập tứ sử.[10] Đối với miếu hiệu, dòng tên này được sử dụng lần đầu tiên dưới thời trị vì của Hoàng đế Hán Cảnh Đế (trị vì 157 – 141 TCN), về sau bắt đầu được sử dụng riêng trong các ghi chép và văn bản lịch sử khi đề cập đến các Hoàng đế trị vì trong thời Đường (618 – 907), Nhà Tống (960 – 1279) và Nhà Nguyên (1271 – 1368). Trong triều đại Nhà Minh (1368 – 1644) và sau đó là Nhà Thanh (1644 – 1911), niên hiệu trở thành dòng tên ưa thích để chỉ các vị Hoàng đế Nhà Minh và Nhà Thanh trong các văn bản lịch sử, cũng như trở thành dòng tên được các Hoàng đế thường xuyên sử dụng.[11]

Niên hiệu đầu tiên xuất hiện vào thời Tây Hán Vũ Đế, là Kiến Nguyên (140 TCN135 TCN). Các vua Trung Quốc đặt niên hiệu thường là những người có danh hiệu cao nhất: Hoàng đế. Tuy nhiên, có một số vị vua chỉ có tước Vương cũng đặt niên hiệu riêng (như trong các thời loạn Ngũ Hồ thập lục quốcNgũ đại Thập quốc). Vua Trung Quốc sau khi lên ngôi thường cải nguyên niên hiệu, với hàm ý mở ra một kỉ nguyên mới. Ban đầu, khi một Hoàng đế qua đời, năm đầu tiên của thời kỳ trị vì mới sẽ được đặt niên hiệu mới.

Thời Tây Hán, con số sáu được coi là một con số may mắn, Hán Cảnh ĐếHán Vũ Đế bắt đầu thay đổi niên hiệu sau khoảng sáu năm trị vì.[12] Vì mỗi giai đoạn sáu năm được đánh dấu liên tiếp là nguyên niên (元年), nhị nguyên (二元), tam nguyên (三元), vân vân. Cách thức đánh dấu này được xem là cồng kềnh vào thời điểm nó đạt đến chu kỳ thứ năm: ngũ nguyên tam niên (五元 三年) vào năm 114 TCN. Sau đó, Hán Vũ Đế đã thay đổi cách đặt niên hiệu và thời hiệu niên hiệu, mở đầu thời mới niên hiệu Thái Sơ (太初. Tàichū) vào năm 104 TCN. Từ đó cho này cho đến khi kết thúc Tây Hán, niên hiệu được thay đổi sau khoảng bốn năm trị vì của một vị Hoàng đế. Đến thời Đông Hán, khoảng thời gian đặt niên hiệu được hủy bỏ, đặt lại theo quyết định của từng vị Hoàng đế riêng.[13]